6 Chiếc Mũ Tư Duy “Thần Kì”
Phát Âm Hay
June 16, 2024
Làm việc nhóm ư không thành vấn đề phải không nào? Nhưng để có tư duy làm việc nhóm giúp thực hiện thật hiệu quả thì lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Hãy cùng Phát Âm Hay điểm qua một số khó khăn thường gặp xem có giống trường hợp của bạn không nhé.
1. Khó Khăn Thường Gặp Trong Làm Việc Nhóm
1.1 Mâu Thuẫn Do Bất Đồng Quan Điểm
“Ơ sao cậu lại làm theo hướng đó, sai rồi” – “Cậu sai thì có” và thế là họ cãi nhau. Mâu thuẫn trong nhóm thường xuất phát từ việc bất đồng quan điểm, mỗi người có cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề khác nhau.
1.2 Không Đánh Giá Tổng Thể Vấn Đề Một Cách Khách Quan
Không đánh giá tổng thể vấn đề một cách khách quan dẫn đến sự sai lệch khi đưa ra ý kiến, dẫn đến tình trạng “lệch hướng”. Điều này khiến ý kiến đưa ra không chính xác và không giải quyết được vấn đề thực tế.
1.3 Thành Viên Thụ Động
Các thành viên thụ động gặp ý tưởng nào cũng đồng ý, tán thành tất tần tật để rồi tá hỏa ra “Ơ sao nó lại như thế này?”. Sự thụ động không chỉ gây khó khăn trong việc đưa ra quyết định mà còn làm giảm hiệu suất làm việc của nhóm.
2. Phương Pháp “6 Chiếc Mũ Tư Duy”
May thay với phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” hay còn gọi là “6 Thinking Hats” do TS. Edward de Bono phát triển năm 1980, bạn có thể có tư duy làm việc nhóm, đánh giá sự việc từ nhiều góc nhìn để đưa ra quyết định tốt hơn. Còn chờ gì nữa mà không lựa chọn “chiếc mũ” phù hợp cho mình nào.
2.1 Mũ Trắng – Khách Quan
Mũ trắng tượng trưng cho một tờ giấy trắng, thông tin, dữ liệu. Xử lí thông tin cần thiết đánh giá vấn đề một cách khách quan trên dữ kiện có sẵn. Đây là bước đầu tiên của tư duy làm việc nhóm. “Hãy cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cãi, cởi bỏ mọi dự định và hãy tập trung nhìn vào cơ sở dữ liệu”.
Câu hỏi áp dụng:
Chúng ta đã có những thông tin gì về vấn đề này?
Chúng ta cần có những thông tin nào liên quan đến vấn đề đang xét?
Chúng ta đang còn thiếu những thông tin, dữ kiện nào? Làm sao để có được chúng?
2.2 Mũ Xanh Lá Cây – Sáng Tạo
Chiếc mũ xanh lá cây tượng trưng cho sự sáng tạo. Khi đội mũ này, chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp, ý tưởng sáng tạo cho vấn đề đang thảo luận hoặc cần giải quyết. Tạo ra các ý kiến làm sao để giải quyết. Các sáng tạo, các cách thức khác nhau, các kế hoạch, các sự thay đổi.
Câu hỏi áp dụng:
Có những cách thức khác để thực hiện điều này không?
Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này?
Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?
2.3 Mũ Vàng – Tích Cực
Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ vàng của tư duy làm việc nhóm, bạn sẽ suy nghĩ một cách tích cực, các lợi ích của vấn đề, mức độ khả thi của dự án hay vấn đề theo một trình tự logic cụ thể. Sự lạc quan sẽ giúp bạn thấy hết được những lợi ích và cơ hội mà quyết định của bạn mang lại. Hãy dùng chiếc mũ này để đánh giá ý tưởng được đưa ra theo mặt tích cực. Điểm mạnh của ý tưởng đó là gì và có lợi ích nào khi sử dụng nó.
Câu hỏi áp dụng:
Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?
Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?
Liệu vấn đề này có khả năng thực hiện được không?
2.3 Mũ Đen – Tiêu Cực
Khi đội “Mũ đen”, bạn cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng và e dè. Chiếc mũ đen tượng trưng cho “sự thận trọng” giúp chỉ ra các lỗi, các điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém, bất lợi của vấn đề hay dự án đang tranh cãi. Đây là chiếc mũ đóng vai trò quan trọng nhất của tư duy làm việc nhóm, nó đảm bảo của chúng ta tránh được các rủi ro, ngăn chúng ta làm điều sai, khắc phục điểm yếu và tránh được nguy hiểm.
Câu hỏi áp dụng:
Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?
Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm điều này?
Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn?
2.4 Mũ Đỏ – Trực Giác
Đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm tính, bỏ qua những lí lẽ, giải thích. Chỉ cần đưa ra các suy nghĩ trong đầu, không phải giải thích. Khi đội “Mũ đỏ”, bạn sẽ đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc. Đồng thời, cố gắng đoán biết cảm xúc của người khác thông qua những phản ứng của họ và cố gắng hiểu được những phản ứng tự nhiên của những người không hiểu rõ lập luận của bạn.
Câu hỏi áp dụng:
Bạn thấy thế nào về vấn đề này?
Trực giác của bạn mách bảo điều gì về vấn đề này?
Bạn thích hay không thích vấn đề này?
2.5 Mũ Xanh Dương – Tiến Trình
Mũ xanh dương sẽ có chức năng giống như nhạc trưởng, nó sẽ tổ chức các chiếc mũ khác – tổ chức tư duy, kiểm soát tiến trình tư duy làm việc nhóm. Đây là chiếc mũ mà người quản lý, nhóm trưởng sẽ đội để kiểm soát tiến trình cuộc họp. Khi gặp khó khăn do bế tắc về ý tưởng, người đội mũ xanh dương linh hoạt điều chỉnh cách tư duy của mọi người dự họp sang hướng “mũ xanh lá cây”. Còn khi cần lập kế hoạch dự phòng, chủ tọa sẽ yêu cầu mọi người tư duy theo cách “mũ đen”. Chiếc mũ này được sử dụng cuối cùng, có tác dụng để Tổng kết và kết thúc buổi làm việc.
Câu hỏi áp dụng:
Xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm: Chúng ta ngồi ở đây để làm gì? Chúng ta cần tư duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?
Sắp xếp trình tự cho các chiếc nón trong suốt buổi thảo luận.
Cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và ra kế hoạch.
Chúng ta đã đạt được gì qua buổi thảo luận?
Chúng ta có thể bắt đầu hành động chưa?
Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Phương Pháp “6 Chiếc Mũ Tư Duy”
3.1 Ưu điểm
Phương pháp tư duy “6 chiếc mũ” cho phép chúng ta đơn giản hóa lối tư duy, mọi người chỉ xem xét một khía cạnh tại một thời điểm, nhờ đó hướng đưa tư duy của mọi người cùng hướng về một phía, tránh sự tranh cãi và hao phí sức lực của nhau. Kết hợp được nhiều kỹ năng của một cá nhân: tham vọng, kỹ năng thực hành, sự nhạy cảm, sáng tạo và khả năng lập kế hoạch dự phòng. Đây là một phương pháp đơn giản mà đem lại hiệu quả to lớn: không những tìm được cách giải quyết vấn đề hiệu quả nhất trong một thời gian ngắn, mà còn không ảnh hưởng đến cái tôi của mỗi người.
3.2. Nhược Điểm
Trong một số trường hợp, điều hành cuộc họp theo phương pháp 6 chiếc mũ tư duy có thể gây ra gượng gạo, hơn nữa phương pháp này cũng đòi hỏi thời lượng làm việc cao và cần có tính toán kỹ lưỡng. Phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp cần giải quyết vấn đề hệ trọng, cần tham khảo ý kiến của nhiều người. Những cuộc họp ngắn, không có nhiều thời gian xem xét phương pháp này có thật sự phù hợp hay không.
Phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” mang lại cách tiếp cận đa dạng và toàn diện trong việc giải quyết vấn đề và làm việc nhóm. Bằng cách thay đổi cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, phương pháp này giúp tối ưu hóa tư duy sáng tạo, cải thiện khả năng ra quyết định và tăng cường hiệu suất làm việc. Dù có một số nhược điểm như yêu cầu thời gian và sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng với sự linh hoạt và hiệu quả mà nó mang lại, “6 chiếc mũ tư duy” thực sự là một công cụ hữu ích đáng để thử trong mọi cuộc họp và quá trình làm việc nhóm. Hãy áp dụng phương pháp này vào công việc của bạn để trải nghiệm những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại.
🌻 Luyện phát âm tiếng Anh chuẩn Mỹ MIỄN PHÍ
🌻 Phát Âm Hay: Lột xác Phát Âm tiếng Anh, tự tin giao tiếp với khóa học toàn diện.
💎Khóa Phát Âm Nền Tảng – Elementary Pronunciation
💎Khóa Phát Âm Trung Cấp – Intermediate Pronunciation
💎Khóa Phát Âm Cao Cấp – Advanced Pronunciation
💎Khóa Ngữ Điệu Nâng Cao – Attractive Intonation
💥Hãy inbox hoặc liên hệ ngay với Ms. Diễm (0931.27.27.36) để đăng ký bạn nhé!